Lễ Nạp Tài Là Gì Nên Chuẩn Bị Sính Lễ Bao Nhiêu Là Hợp Lý?
LỄ NẠP TÀI GÌ, NÊN CHUẨN BỊ SÍNH LỄ BAO NHIÊU
LÀ HỢP LÝ ?
Dù không còn được tổ chức rình rang như thời xưa nhưng Lễ Nạp Tài vẫn là một phần không thể thiếu trong trình tự tổ chức Đám Cưới của người Việt ngày nay. Không chỉ mang ý nghĩa nhân văn tốt đẹp mà Lễ Nạp Tài còn là cách thể hiện sự trân trọng của Nhà Trai đối với Nhà Gái. Bạn hãy cùng Nhà Hàng Tiệc Cưới Hoàng Kim Biên Hòa tìm hiểu Lễ Nạp Tài là gì? Nên chuẩn bị sính lễ bao nhiêu là hợp lý ? trong bài viết sau đây.
1. Lễ Nạp Tài là gì? Chuẩn bị Lễ vật bao nhiêu là đủ?
1.1 Tìm hiểu về Lễ Nạp Tài? Lễ Nạp Tài là gì?
1.2 Nguồn gốc của Lễ Nạp Tài?
1.3 Ý nghĩa của Lễ Nạp Tài?
2. Cách chuẩn bị và tổ chức Lễ Nạp Tài như thế nào cho đúng?
2.1 Gộp Lễ Nạp Tài vào Lễ Đính Hôn hay Lễ Cưới?
2.2 Chuẩn bị tiền nạp tài Đám Cưới bao nhiêu?
2.3 Xử lý vấn đề tiền nạp tài sao cho khéo?
2.4 Lễ Nạp Tài cho tiền hay vàng?
2.5 Lễ Nạp Tài có cần thêm sính lễ nào không?
2.6 Lễ Nạp Tài miền Bắc - Trung - Nam khác nhau ra sao?
1. Lễ Nạp Tài là gì? Chuẩn bị Lễ vật bao nhiêu là đủ?
1.1 Tìm hiểu về Lễ Nạp Tài? Lễ Nạp Tài là gì?
Trong các Đám Cưới ngày nay, Lễ Nạp Tài được tổ chức nhỏ gọn thông qua nghi thức trao tiền nạp tài vốn chỉ diễn ra trong khoảng thời gian 3 – 5 phút. Có thể xem số tiền nạp tài như là một món quà mà Nhà Trai trao tặng cho Nhà Gái trong ngày tổ chức Lễ Đính Hôn hoặc Lễ Cưới. Lễ nạp tài hay còn gọi là lễ Đen (miền Bắc), lễ Nát (miền Trung), lễ dẫn cưới (miền Nam), là một nghi lễ cưới hỏi mà trong đó, nhà trai sẽ chuẩn bị một số sính lễ trao cho nhà gái để hỏi cưới cô dâu. Thông thường những sính lễ hỏi cưới gồm có: tiền nạp tài, lễ vật nạp tài và trang sức cưới.
Trước đây, lễ nạp tài tượng trưng cho sự thách cưới của bên nhà gái dành cho nhà trai trong ngày lễ ăn hỏi. Tại lễ nạp tài, nhà trai sẽ mang theo những sính lễ hỏi cưới sang nhà gái. Trong đó, tiền nạp tài sẽ được đựng một phong bì Hỹ để trao cho nhà gái, đây là khoản tiền mà nhà trai đóng góp để dùng lo chi phí tổ chức cưới hỏi cho đôi vợ chồng son.
Nhưng ngày nay ý nghĩa của lễ nạp tài có phần khác biệt. Phần lễ này sẽ được nhà trai chủ động dâng tặng cho nhà gái dựa trên hoàn cảnh thực tế của mình, không bị gò bó hay ép buộc. Nhiều người cho rằng, tiền nạp tài có thể được xem như một khoản tiền ban đầu nhà trai hỗ trợ cho vợ chồng cô dâu chú rể, giúp họ có được một phần vốn liếng để hai vợ chồng cùng nhau xây dựng tương lai và chung sống hạnh phúc .
1.2 Nguồn gốc của Lễ Nạp Tài?
Lễ Nạp Tài là nghi lễ thứ tư trong trình tự 06 nghi lễ Cưới Hỏi truyền thống của người Việt thời xa xưa. Được gọi tên gọi chính xác là Lễ Nạp Trưng, ngoài ra còn có những tên gọi khác như Nạp Chinh, Nạp Tệ vốn là khởi nguồn cho tục lệ thách cưới. Qua đó, Nhà Gái sẽ đưa các yêu cầu cụ thể về tiền tài, số lượng lễ vật, thậm chí là ruộng nương, trâu bò...
nếu Nhà Trai đáp ứng được đầy đủ thì mới có thể tiến hành các bước tiếp theo của Đám Cưới. Nhưng, trong thời hiện tại, sáu lễ (lục lễ) Cưới Hỏi đã được giản lược chỉ còn lại ba lễ, do đó Lễ Nạp Tài đã được thực hiện chung với Lễ Ăn Hỏi, hoặc Lễ Rước Dâu tùy theo sự thỏa thuận giữa hai bên gia đình.
1.3 Ý nghĩa của Lễ Nạp Tài?
Vào thời điểm hiện nay, chuyện thách cưới không quá nặng nề như lúc xưa nữa. Đa phần, Nhà Gái sẽ không đưa ra yêu cầu cụ thể về sính lễ mà để Nhà Trai tùy ý quyết định cho phù hợp với gia cảnh và hoàn cảnh hai. Có một suy nghĩ thoáng như vậy nên đã góp phần giúp cho Lễ Nạp Tài mang nhiều ý nghĩa nhân văn tốt đẹp. Đầu tiên, Lễ Nạp Tài như là một lời tri ân dành cho đấng sinh thành của cô dâu vì công ơn tạo tác, dưỡng dục nên Cô Dâu có được như ngày hôm nay.
Thứ hai, Nhà Trai muốn chia sẻ một phần nào đó về chi phí tổ chức Đám Cưới với của Đằng Gái thông qua buổi Lễ Nạp Tài.
Thứ ba, Nhà Gái cũng chỉ nhận cho đúng lệ rồi sau đó sẽ có lời phát biểu và tặng lại số tiền này cho hai vợ chồng son có vốn tích lũy. Do đó, suy cho cùng tiền nạp tài chính là số tiền hai gia đình để dành cho con, khi mới thành gia lập thất cũng có được một chút vốn để xây dựng tổ ấm, hoặc làm ăn nếu cần.
2. Cách chuẩn bị và tổ chức Lễ Nạp Tài như thế nào cho đúng?
Tiền nạp tài thường được trân trọng cho vào phong bì lì xì màu đỏ, ở ngoài có chữ Hỷ . Phong bì nạp tài sẽ đặt bên trong khay Trầu – Rượu, bên trên phủ khăn vải đỏ, khăn này cùng mẫu mã kiểu dáng với khăn phủ mâm quả. Khi tiến hành thực hiện Lễ Rước Dâu tại Nhà Gái, chờ cho mọi người hai bên đã ổn định chỗ ngồi thì vị Chủ Hôn bên Nhà Trai sẽ bắt đầu phát biểu. Bài giới thiệu gồm có: thành phần tham dự, mục đích buổi lễ, giới thiệu mâm quả, sính lễ và trong đó có bao gồm số tiền Nạp Tài.
Do đã được hai gia đình thỏa thuận trước đó vị Chủ Hôn sẽ đọc rõ số tiền trong lễ đen hoặc có thể không (Hầu hết là sẽ đọc). Tiếp theo, vị Chủ Hôn Nhà Trai mời bên Nhà Gái cử đại diện lên nhận trước sự chứng kiến của mọi người. Sau khi đã nhận sính lễ và tiền nạp tài. Thì Nhà Gái có ý thì sẽ trao lại hai vợ chồng để làm vốn tích luỹ hay làm ăn sau này, có thể nhờ vị Chủ Hôn nói giúp.
2.1 Gộp Lễ Nạp Tài vào Lễ Đính Hôn hay Lễ Cưới?
Thời gian gần đây, các gia đình thường kết hợp Lễ Nạp Tài với Lễ Đính Hôn hay có thể trao trong Lễ Rước Dâu bởi còn có thêm mục đích khác là góp tiền cùng Nhà Gái để tổ chức Đám Cưới cho hai con, Đó là lý do nên trao tiền nạp tài sớm để gia đình có nhiều thời gian chuẩn bị mọi thứ.
Tuy nhiên bây giờ, theo xu hướng hiện đại một phần do khoảng cách địa lý xa xôi, nhiều gia đình còn gộp Lễ Đính Hôn với Đám Cưới thành một. Củng vì lý do trên nhiều Nhà Trai cũng thực hiện trao tiền nạp tài trong Lễ Rước Dâu như vậy mọi thứ sẽ giản tiện và gọn nhẹ hơn ít áp lực về đường xá và thời gian cho hai vợ trẻ hơn.
2.2 Chuẩn bị tiền nạp tài Đám Cưới bao nhiêu?
Nhà Trai nên chuẩn bị tiền nạp tài Đám Cưới bao nhiêu là hợp lý ? Vấn đề số tiền nạp tài còn phụ thuộc nhiều vào tục lệ của từng địa phương, có nơi đưa bao nhiều là tùy Nhà Trai, có nơi Nhà Gái yêu cầu phải là 20, 30 triệu... Tuy nhiên, muốn hài hòa giữa các bên thì chúng ta nên dựa trên ý nghĩa nhân văn của Lễ Nạp Tài. Vó nghĩa là số tiền bao nhiêu hãy tùy thuộc vào gia cảnh, hoàn cảnh thực tế và thành ý của Nhà Trai.
Nếu bên Nhà Trai có điều kiện thì trao nhiều tiền và sính lễ, nếu gia đình Nhà Trai có nhiều thứ phải lo toan thì có thể trao tượng trưng 5 – 7 – 10 triệu cũng là điều rất bình thường hiện nay. Vì dù sao thì bên Nhà Gái cũng cho lại hai vợ chồng son chứ ít Cha Mẹ nào giữ riêng. Nhưng cũng cần phải nói, vẫn có một số trường hợp ngoại lệ, đòi hỏi cách xử lý phải thật khéo léo, bởi vì nếu đã thách cưới thì không ai thách cưới với số tiền 5 – 7 triệu cả.
2.3 Xử lý vấn đề tiền nạp tài sao cho khéo?
Dù có ý nghĩa tốt đẹp, nhưng Lễ Nạp Tài lại là vấn đề tương đối nhạy cảm giữa hai bên gia đình. Rõ ràng là không phải gia đình bên gái nào cũng thoải mái, sẽ có nhà yêu cầu khắt khe, hoặc trong lòng muốn A nhưng không thể hiện rõ ý, hoặc lại nói thành B muốn bên kia phải tự hiểu, nên Cô Dâu Chú Rễ sẽ đóng vai trò quan trọng để làm cầu nối thông tin giữa hai gia đình. Phần của Cô Dâu nên tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của Ba Mẹ, xem ý muốn của Ba Mẹ là gì, rồi lựa lời mà bỏ nhỏ với Chú Rễ.
Chú Rể cũng phải tinh ý, lắng nghe mong muốn của nhà vợ tương lai mà tìm cách nói lại với gia đình mình. Mất lòng trước được lòng sau, cứ rõ ràng với nhau về số tiền mong muốn, tiền mặt hay vàng, mâm quả, sính lễ trình bày như thế nào... Chỉ có hiểu rõ ý của hai bên gia đình mà thực hiện đúng như vậy. Thì buổi Lễ Nạp Tài sẽ diễn ra suôn sẻ, vui vẻ và dễ dàng hơn cho đôi bên.
2.4 Lễ Nạp Tài cho tiền hay vàng?
Bỏ qua một số trường hợp đặt biệt, đa số Nhà Gái bây giờ đều khá cởi mở, thoải mái. Do đó, sính lễ mâm quả số và số tiền nạp tài bên trong phong bì Hỷ, dù là tiền hay vàng đều không quan trọng. Tùy thuộc vào sự sắp xếp của bên Nhà Trai, thấy việc chọn mâm quả, tiền nạp tài như thế nào là thuận tiện và hợp lý thì áp dụng. Hiện nay cũng có nhiều gia đình chuẩn bị phong bì nạp tài là vàng miếng, ngoại tệ, đôi khi còn có cả trang sức quý. Ngoài ra, dựa theo phong tục và quan niệm của từng miền mà số tiền để trong phong bì nạp tài sẽ là số tiền chẵn hay lẻ.
2.5 Lễ Nạp Tài có cần thêm sinh lễ nào không?
Sính lễ trong lễ nạp tài cần chuẩn bị những gì? Thời xa xưa, các gia đình tổ chức Lễ Nạp Tài thành một ngày riêng. Nên bên cạnh tiền hiện kim, các lễ vật sẽ chuẩn bị theo yêu cầu thách cưới của Nhà Gái .
Nhà Trai cũng cần sắm sửa thêm các sính lễ Cưới Hỏi truyền thống như Trầu – Cau, bánh trái, gạo nếp, thịt heo, trang sức, quần áo cho Cô Dâu... Ngày nay, Lễ Nạp Tài được cử hành ngay trong Lễ Đính Hôn, hoặc Lễ Rước Dâu cho nên sính lễ nạp tài cũng chính là bộ Mâm Quả Cưới Hỏi hay Tráp Cưới Hỏi. Số lượng sính lễ còn phải tùy theo phong tục, quan niệm của từng địa phương. Mâm Quả Cưới, Tráp Sính lễ Nhà Trai phải chuẩn bị là gồm những Lễ Vật Gì, hình thức, số lượng và chất lượng sính lễ như thế nào? Và phải theo phong tục từng vùng sao cho hợp lý mà không bị các vị cao niên khiển trách là câu hỏi lớn với đôi bạn trẻ. Để Trả lời thắc mắc hai bạn cùng xe qua bài viết dưới đây nhé!
Mâm Quả Cưới, Tráp Sính lễ Nhà Trai phải chuẩn bị là gồm những Lễ Vật Gì? Hình thức, số lượng và chất lượng sính lễ như thế nào? Và phải theo phong tục từng vùng sao cho hợp lý mà không bị các vị cao niên khiển trách là câu hỏi lớn với đôi bạn trẻ. Để Trả lời thắc mắc này hai bạn cùng mình xem qua bài viết dưới đây nhé !
Mâm quả cưới, tráp cưới là gì? Chuẩn bị mâm quả, tráp cưới hỏi ra sao ?
2.6 Lễ nạp tài ở miền Bắc và miền Trung Khác nhau ra sao?
Lễ Nạp Tài ở miền Bắc sẽ được chia thành nhiều phong bì khác nhau, số lượng các phong bì phải dựa trên số bát nhang (bát hương) trên bàn thờ gia tiên Nhà Gái, số tiền để trong mỗi phong bì phải là số lẻ, chẳng hạn 5 – 7 – 9 triệu. Trong khi đó Lễ Nạp Tài ở miền Trung và miền Nam được gộp vào một phong bì, số tiền bên trong thường là số chẵn hoặc là một con số đẹp như 99 triệu 9 trăm 99 ngàn đồng, 86 triệu 8 trăm 68 ngàn đồng, hoặc 9 lượng vàng 9999.
Qua bài viết Nhà Hàng Tiệc Cưới Hoàng Kim Biên Hòa hy vọng là hai bạn đã có được những thông tin cần thiết về Lễ Nạp Tài một thủ tục cưới nhỏ trong Lễ Rước Dâu. Nhưng cũng là điều hết sức nhạy cảm cần sự khéo léo của hai vợ chồng trẻ trong việc truyền đạt ý muốn của hai bên gia đình với nhau. Các bạn đừng lo, suy cho cùng thì hai bên gia đình nào cũng đều rất thương con, muốn có một Lễ Cưới suôn sẻ, hai con hạnh phúc, thuận hòa. Chúc hai bạn tổ chức được một Đám Cưới thuận lợi, mĩ mãn.
Nhà Hàng Tiệc Cưới Hoàng Kim Biên Hòa