Quy Trình Tổ Chức Lễ Dạm Ngõ Hay Đám Nói Đúng Chuẩn
QUY TRÌNH TỔ CHỨC LỄ DẠM NGÕ HAY ĐÁM NÓI
ĐÚNG CHUẨN
Lễ Dạm Ngõ là một trong những lễ truyền thống của người Việt Nam. Đây là nghi thức đầu tiên trong toàn bộ quy trình kết hôn của người Việt thế nhưng không phải ai cũng biết lễ dạm ngõ là gì và có ý nghĩa như thế nào. Trước khi tìm hiểu lễ dạm ngõ là gì, có thể bạn sẽ đôi chút lạ lẫm, vì Lễ Dạm Ngõ là tên gọi ở miền Bắc, trong khi đó, miền Trung sẽ gọi là Lễ Đi Nói, miền Nam sẽ gọi là Lễ Bỏ Rượu.
Lễ Dạm Ngõ được xem là bước đệm đầu tiên để gia đình hai bên có cơ hội tìm hiểu về hoàn cảnh, điều kiện kinh tế, cũng như nề nếp gia phong của nhau. Do đó, nhiệm vụ của bài viết: Quy Trình Tổ Chức Lễ Dạm Ngõ Hay Đám Nói Đúng Chuẩn. Sẽ giúp bạn có được sự chuẩn bị thật tốt, xây dựng được trình tự thực hiện Lễ Dạm Ngõ hợp lý và suôn sẻ qua đó tạo nên một không gian gặp gỡ thân mật, gần gũi giữa hai gia đình. Qua đó góp phần mang đến những quyết định sáng suốt mà nhờ đó quá trình tổ chức Cưới Hỏi diễn ra suôn sẻ, mĩ mãn.
Nội Dung Bài Viết
1. Ý Nghĩa Của Lễ Dạm Ngõ
2. Trình tự tổ chức Lễ Dạm Ngõ sao cho đúng chuẩn
2.1 Trước ngày tổ chức Lễ Dạm Ngõ.
2.2 Thông báo cho gia đình.
2.3 Để phụ huynh nói chuyện trước với nhau.
2.4 Định ngày tổ chức Lễ Dạm Ngõ.
2.5 Chọn địa điểm tổ chức Lễ Dạm Ngõ.
2.6 Lên danh sách người tham dự.
2.7 Sắm sửa lễ vật Dạm Ngõ.
2.8 Chuẩn bị trang phục cho Lễ Dạm Ngõ.
2.9 Ai là người bê tráp dạm ngõ?
3. Trong ngày tổ chức Lễ Dạm Ngõ.
3.1 Nhà Trai xin nhập gia.
3.2 Giới thiệu gia đình hai bên.
3.3 Nhà Trai giới thiệu mục đích của buổi lễ.
3.4 Nhà Gái tiếp nhận lễ vật.
3.5 Báo cáo ông bà tổ tiên.
3.6 Cùng bàn bạc việc Hôn sự.
3.7 Hai gia đình cùng dùng buổi cơm thân mật
1. Ý Nghĩa Của Lễ Dạm Ngõ
Lễ dạm ngõ được coi là buổi gặp gỡ đầu tiên của 2 bên gia đình, mục đích của buổi gặp mặt này sẽ là lời xin phép đến của nhà trai đến nhà gái cho đôi bạn trẻ được tiến tới hôn nhân, chúng ta có thể coi đây là “chuyến đi hỏi vợ”. Xã hội hiện đại, nghi lễ đám cưới cũng được rút gọn lại nhiều để loại bỏ công việc rườm rà.
Tuy không phải là một lễ trọng, nhưng dạm ngõ là hành trình đầu tiên của cặp đôi trên cửa ngõ mang tên “vợ chồng”, do đó, dạm ngõ cần được đầu tư kỹ càng, chỉn chu để mọi việc “thuận buồm xuôi gió”. Trong buổi gặp mặt này 2 nhà sẽ tìm hiểu gia cảnh, điều kiện của đôi bên.
Hiện nay các bạn trẻ thường không có quá nhiều khó khăn khi tìm hiểu nhau như ngày xưa tuy nhiên để tiến tới hôn nhân thì vẫn cần phải có buổi nói chuyện giữa 2 gia đình bố mẹ. Đến với ngày này thì nhà trai sẽ phải mang lễ dạm ngõ đến nhà gái và ngỏ lời xin phép cho 2 con được tiến đến với nhau, cùng bàn bạc về chuyện cưới hỏi của hai nhà.
2. Trình tự tổ chức Lễ Dạm Ngõ sao cho đúng chuẩn
2.1 Trước ngày tổ chức Lễ Dạm Ngõ
2.2 Thông báo cho gia đình
Khi cả hai có ý định tiến đến Hôn Nhân việc đầu tiên là bạn phải thông báo cho phụ huynh, hãy phân công nhau cha mẹ của ai người đó thông báo. Nếu trong thời gian cả hai đang tìm hiểu, phụ huynh có dịp gặp người yêu của con thì có lẽ công đoạn Nhà Trai đến thăm Nhà Gái sẽ đơn giản hơn nhiều.
Nếu chưa thì bạn cần dẫn người yêu về ra mắt gia đình trước đã, việc tổ chức Lễ Dạm Ngõ bao lâu trước Ngày Cưới, thời gian lâu hay mau một phần cũng vì lý do này. Trường hợp gia đình theo đạo Công Giáo và muốn tổ chức Thánh Lễ Hôn Phối trong nhà thờ thì cả hai nên bàn bạc trước với nhau vì sẽ cần chuẩn bị những thủ tục cần thiết trước ít nhất 3 – 4 tháng.
2.3 Để Phụ huynh nói chuyện trước với nhau
Chúng ta đang sống trong thời hiện đại, có nhiều cách để bạn tạo điều kiện cho phụ huynh hai bên trao đổi trước, cho dù Nhà Trai và Nhà Gái ở cách xa nhau. Hai bạn trẻ nên làm công tác tư tưởng với phụ huynh, giới thiệu sơ lược rồi gọi điện thoại cho hai bên chào hỏi, nói chuyện với nhau, ngoài điện thoại còn có thể dùng các công cụ trò chuyện, nhắn tin như: Facebook, Zalo... Khi được trao đổi trực tiếp với bên Nhà Gái Nhà Trai cũng dễ dàng nắm ý để chuẩn bị lễ vật Dạm Ngõ đúng và đầy đủ hơn.
2.4 Định ngày tổ chức lễ dạm ngõ
Lễ Dạm Ngõ có cần xem ngày không? Tuy rằng, tổ chức Lễ Dạm Ngõ không quá khắt khe về việc chọn ngày, nhưng cũng cần phải tránh các ngày hung (ngày xấu), phụ huynh bên Nhà Trai có thể nhờ thầy chọn ra một ngày tốt, thuận lợi cho cả hai bên gia đình, rồi sau khi Nhà Trai đã có quyết định thì đánh tiếng với bên phía Nhà Gái để còn chuẩn bị. Việc Nhà Trai xem ngày giờ kỹ lưỡng trước khi đến thăm sẽ giúp cho Nhà Gái cảm thấy an tâm, hoan hỷ trong lòng, đó là tiền đề tốt cho buổi gặp mặt được thuận lợi, suôn sẻ.
2.5 Chọn địa điểm tổ chức lễ Dạm Ngõ
Lễ Dạm Ngõ không nhất định phải diễn ra tại Nhà Gái, mặc dù theo truyền thống thì Lễ Dạm Ngõ còn có tên gọi khác là Lễ Thăm Nhà Gái nhưng ngày nay để cho thân mật hai gia đình có thể tổ chức ở một địa điểm khác, chẳng hạn như ở quán ăn hoặc nhà hàng,... Một số cặp đôi sống ở thành thị chọn tổ chức cho gia đình hai bên gặp mặt tại nhà hàng để vừa có không gian sang trọng, mà mọi người còn được cùng nhau thưởng thức tinh hoa ẩm thực trong không khí vui vẻ, ấm cúng.
2.6 Lên danh sách người tham dự
Để cho buổi Lễ Dạm Ngõ được diễn ra một cách trang trọng, cả hai nhà cần phải lên danh sách thành viên tham dự, với Nhà Trai là đoàn đi hỏi vợ, với Nhà Gái là đoàn đón tiếp khách. Vì Lễ Dạm Ngõ không cần phải đông người, nên người tham dự phải là nhân vật có tiếng nói, uy tín và rất thân thiết trong gia đình: Ông Bà, Cha Mẹ, Cô, Dì, Chú, Bác...
Lần đầu gặp gỡ, hai nhà nên giới hạn trong khoảng 7-10 người mỗi bên là vừa, nhưng nhất định phải chọn người có giỏi ăn nói, biết cách phát biểu để còn chủ trì cuộc gặp mặt, cũng như nên tham khảo thêm một số mẫu bài phát biểu Lễ Dạm Ngõ để có thêm kinh nghiệm.
2.7 Sắm sửa lễ Dạm Ngõ
Chuẩn bị lễ vật Dạm Ngõ kỳ thực rất đơn giản, không nên quá nặng nề vật chất mà hãy xem đó là món quà Nhà Trai mang tặng khi đến chơi Nhà Gái như một nét đẹp trong cách ứng xử văn hóa. Lễ vật Dạm Ngõ ở Miền Nam được biết với tên gọi Mâm Quả Đám Nói hay Miền Bắc gọi là Tráp Dạm Ngõ, chuẩn bị tương tự như Mâm Quả Cưới Hỏi nhưng có phần đơn giản hơn nhiều, bên Nhà Trai chỉ cần lưu ý xem Cha Mẹ phía Nhà Gái là người gốc ở đâu, để chuẩn bị sinh lễ Dạm Ngõ cho đúng phong tục tập quán mỗi vùng miền là được.
Sau đây sẽ là một số điểm khác biệt đối với lễ dạm ngõ của từng vùng:
• Tại miền Bắc: Theo thông lệ miền Bắc, lễ sẽ gồm một cặp trà, cặp rượu, cau trầu, bánh và trái cây. Đặc biệt, mâm lễ của người Bắc cần phải chuẩn bị theo số chắn để thể hiện dù thế nào thì cặp đôi vẫn bên nhau có đôi có cặp.
• Tại Miền Trung: Dạm ngõ tại miền Trung có phần đơn giản hơn so với miền Bắc. Đối với phần lễ, đàng trai chỉ cần chuẩn bị mâm trầu rượu được gói giấy đỏ hoặc có hoa văn đỏ. Các bánh trái đi kèm thường là những đặc sản bánh trái địa phương.
• Tại Miền Nam: Ngoài cái tên dạm ngõ, chạm ngõ, dạm hỏi Miền Nam còn gọi lễ này là đám nói hay lễ đi nói. Trong lễ, đàng trai sẽ chuẩn bị các lễ vật như: mâm bánh phu thê, cặp trà rượu, trầu cau được têm cảnh phượng và bánh trái.
Nhìn chung, các vùng miền tuy có sự khác biệt về lễ vật dạm hỏi, nhưng nhìn chung nhà trai nào muốn hỏi được vợ đều chuẩn bị các lễ vật một cách chỉnh chu nhất. Điều này thể hiện sự trân trọng của chàng rể đối với người con gái mà mình muốn lấy làm vợ. Ngoài ra, đây cũng là một cách mà đàng trai tạo ấn tượng tốt với nhà gái từ đó thắt chặt quan hệ sui gia hai bên gia đình.
Nếu hai bạn muốn tìm hiểu kỹ càng hơn về cách thức chuẩn bị sính lễ và mâm quả cưới. Hãy tham khảo bài viết sau đây nha:
Mân Quả Cưới, Tráp Cưới Hỏi Là Gì? Phải Chuẩn Bị Sính Lễ Trong Mân Bao Nhiêu Là Hợp Lý?
2.8 Chuẩn bị trang phục cho lễ Dạm Ngõ
Không cần phải yêu cầu khắt khe về trang phục với những người tham dự Lễ Dạm Ngõ mà quan trọng nhất là phải chỉnh chu, tươm tất. Để cho đơn giản, đối với nam giới nên mặc áo sơ-mi đóng thùng, đi giày Tây hoặc giày bít mũi, còn nữ giới có thể sử dụng váy đầm, đồ công sở, áo dài...
Hoặc muốn trang trọng hơn, nam có thể mặc vest còn nữ là áo dài truyền thống, nhưng nếu chọn mặc lễ phục thì gia đình nên đồng bộ, nghĩa là trong nhà ai cũng mặc như vậy chứ đừng để người có người không. Ngoài còn phải tìm hiểu tình hình thực tế bên phía nhà sui gia, chẳng hạn cả đoàn Nhà Trai đến đều chuẩn bị vest, áo dài trong khi phía Nhà Gái chỉ mặc sơ-mi thì hình ảnh có vẻ không hài hòa.
2.9 Ai là người bê tráp dạm ngõ?
Thông thường, bên nhà trai sẽ cử một người phụ nữ lớn tuổi trong nhà, có thể là mẹ hoặc bác gái của chú rể bưng mâm lễ dạm ngõ để tăng thêm sự trang trọng của nghi lễ. Nếu không tìm được người phù hợp, chú rể có thể tự mình bê tráp dạm ngõ và trao cho đại diện nhà gái.
Về bản chất thì đây cũng chỉ là buổi gặp mặt của 2 bên gia đình mang tính thân mật nên những người tham dự cũng không cần quá đông, mỗi gia đình tối đa 7, 8 người là phù hợp. Ngoài bố, mẹ cô dâu chú rể thì còn có thể là ông bà hoặc cô chú ruột thịt.
3. Trong ngày tổ chức Lễ Dạm Ngõ
3.1 Nhà Trai xin nhập gia
Dựa trên thông tin hai gia đình đã thống nhất từ trước, vào đúng ngày và giờ đã định, Nhà Trai trước đó tập trung đầy đủ, xiêm y chỉnh tề để sẵn sàng xin phép nhập gia Nhà Gái. Nhà Gái cũng đứng sẵn ở cổng để chào đón. Vị đại diện Nhà Trai sẽ giới thiệu sơ qua và bắt tay chào hỏi vị đại diện Nhà Gái, sau đó Nhà Gái mời Nhà Trai vào trong, nơi có bàn ghế được chuẩn bị sẵn.
3.2 Giới thiệu gia đình hai bên
Khi hai gia đình đã ổn định chỗ ngồi, vị đại diện sẽ thay mặt Nhà Trai gửi lời chào hỏi Nhà Gái, sau đó giới thiệu từng thành viên đến tham dự buổi Lễ Dạm Ngõ theo thứ tự vai về từ cao xuống thấp. Nhà Gái chào hỏi và cũng giới thiệu tuần tự như trên. Mục đích là để bà con biết mặt, biết vai vế trong gia đình của hai bên.
3.3 Nhà Trai giới thiệu mục đích của buổi lễ
Sau màn chào hỏi, Nhà Trai sẽ trình bày với Nhà Gái mục đích của buổi gặp mặt hôm nay là gì, cũng như giới thiệu những lễ vật mà Nhà Trai mang theo như là cách để bày tỏ thành ý.
3.4 Nhà Gái tiếp nhận lễ vật
Nhà Gái phát biểu đồng ý tiếp nhận lễ vật, đồng ý cho hai bạn trẻ đi đến Hôn Nhân, sau đó Nhà Gái cho gọi cô gái lúc này đã chờ sẵn ở sau nhà, hoặc trong phòng riêng ra chào hai họ, khi ấy nhiều người trong gia đình Nhà Trai mới được biết mặt Cô Dâu tương lai.
3.5 Báo cáo ông bà tổ tiên
Nhà Gái dâng sính lễ do Nhà Trai trao tặng lên bàn thờ gia tiên theo đạo lý tốt đẹp truyền thống của người Việt là cây có cội nước có nguồn, con người có tổ có tông. Tiếp đến đôi trẻ sẽ đứng trước bàn thờ thắp nhang thể hiện lòng kính nhớ tổ tiên với Miền Bắc gọi là thắp hương. Trong văn khẩn là lời báo cáo đến gia tiên của dòng họ về Hôn sự sắp tới, cầu mong ông bà phù hộ mang đến những điều tốt lành. Dẫu nghi thức là vậy nhưng đa phần lớp trẻ ngày nay đều ít hiểu nhiều về văn khấn gia tiên là phải thực hiện như thế nào nên thường phải có người lớn hỗ trợ.
3.6 Cùng bàn bạc hôn sự
Các thủ tục nghi lễ cần thiết đã xong, hai gia đình lại cùng ngồi xuống để thống nhất về ngày giờ, hình thức tổ chức Lễ Đính Hôn cũng như Lễ Cưới trong tương lai. Những vấn đề hai bên trao đổi chủ yếu xoay quanh yêu cầu của Nhà Gái, Lễ Nạp Tài cần bao nhiêu, số lượng mâm sính lễ, chi tiết trong sính lễ là gì, cũng như Nhà Gái còn điều nào bản khoăn thì Nhà Trai sẽ lắng nghe để chuẩn bị theo.
Nếu hai bạn muốn hiểu thêm về Lễ Nạp Tài Là Gì? Có thể tham thảo bài viết sau đây:
Lễ Nạp Tài Là Gì? Nên Chuẩn Bị Sính Lễ Bao Nhiêu Là Hợp Lý?
Tiếp Theo sau Lễ Dạm Ngõ sẽ là Lễ Đính Hôn Hay Đám Hỏi. Lưu ý: Lễ Đính hôn có tổ chức hay không tùy sự bàn bạc của hai bên gia đình. Nhiều hai gia đình giản lược hoặc sẽ gộp những nghi thức lễ chung với Lễ Rước Dâu của Nhà Trai. Nếu tổ chức Lễ Đính Hôn ( Đám Hỏi) thì trình tự tổ chức chuẩn của Lễ Đính Hôn ra sao? Chắc đôi bạn trẻ cũng khá tò mò muốn tì hiểu thêm, phải không ạ? Cùng mình giải đáp thắc mắc đó qua bài viết sau nha.
Quy Trình Tổ Chức Lễ Đính Hôn Hay Đám Hỏi Như Thế Nào Là Chuẩn?
3.7 Hai gia đình cùng dùng buổi cơm thân mật
Trong thời gian hai gia đình nghị hôn, Nhà Gái sẽ chuẩn bị một mâm cơm để thiết đãi đoàn Nhà Trai gọi là bữa cơm thân mật. Trong bữa ăn, hai bên còn có cơ hội trò chuyện tìm hiểu nhau thêm nữa, qua đó gắn kết tình thân hơn. Tuy nhiên, Nhà Gái không nhất định phải mời cơm Nhà Trai mà còn phải dựa trên hoàn cảnh thực tế, cũng như nhu cầu của Nhà Trai, hoặc việc dùng bữa có thể diễn ra tại một nhà hàng nào đó sau buổi lễ.
Thông qua việc tìm hiểu kỹ lưỡng bài viết: Quy Trình Tổ Chức Lễ Dạm Ngỏ hay Đám Nói Đúng Chuẩn? Phần nào giúp cho hai bạn có được sự chuẩn bị tinh thần tốt nhất cho buổi gặp gỡ đầu tiên giữa hai nhà, cũng như lên được kịch bản Lễ Dạm Ngõ để những bỡ ngỡ nhanh qua và mang đến bầu không khí gần gũi, thân tình cho đôi bên. Thông qua bài bài viết trên đội ngũ của Nhà Hàng Tiệc Cưới Hoàng Kim Biên Hoà. Hy Vọng có thể mang đến cho hai bạn trẻ có được nhiều giá trị thực tế hữu ích giúp được hai bạn một phần nào đó giảm bớt một chút áp lực để có thể tổ chức được một Đám Cưới thật ấm cúng và trọn vẹn.
Nhà Hàng Tiệc Cưới Hoàng Kim Biên Hoà