Lễ Đính Hôn, Đám Hỏi Và Lễ Ăn Hỏi là gì?
LỄ ĐÍNH HÔN, ĐÁM HỎI VÀ LỄ ĂN HỎI LÀ GÌ?
Nếu như người Việt Nam ở giai đoạn phong kiến duy trì đúng 06 lễ trong Đám Cưới, còn được biết với tên gọi là lục Lễ Cưới Hỏi, thì sang đến thời hiện đại các lễ nghi đã được rút gọn chỉ còn lại 03 lễ gồm có: Lễ Dạm Ngõ (Đám Nói), Lễ Đính Hôn (Lễ Ăn Hỏi) và Lễ Cưới ( Lễ Rước Dâu). Mời hai bạn trẻ cùng Nhà Hàng Tiệc Cưới Hoàng Kim Biên Hòa cùng tìm hiểu kỹ hơn về Lễ Đính Hôn, Đám Hỏi và Lễ Ăn Hỏi là gì nha ?
Nội Dung Bài Viết
- Tìm hiểu Lễ Đính Hôn là gì?
- Nguồn gốc của Lễ Đính Hôn.
- Quan niệm của người xưa về Lễ Đính Hôn.
- Ý Nghĩa của Lễ Đính Hôn?
- Thời điểm tổ chức Lễ Đính Hôn?
- Lễ Đính Hôn có giống Lễ Ăn Hỏi không?
1. Tìm hiểu Lễ Đính Hôn là gì?
Lễ Đính Hôn hay còn có tên gọi khác là Lễ Ăn Hỏi hay Đám Hỏi là một nghi lễ mà Nhà Trai sẽ mang sính lễ sang Nhà Gái để xin cưới nàng về làm vợ cho gia đình. Đây chính là dấu mốc quan trọng để chàng trao cho nàng chiếc nhẫn đính hôn trong ngày đặc biệt dưới sự chứng kiến và chung vui của đại diện hai bên gia đình. Vậy, cả hai lễ đính hôn và lễ ăn hỏi đều là một nghi thức quan trọng trong phong tục cưới hỏi ở Việt Nam, và đều có chung ý nghĩa nhằm đánh dấu cho đôi trẻ được đính ước, trở thành vợ chồng của nhau trong tương lai. Điểm khác biệt duy nhất ở đây là tên gọi tùy thuộc theo vùng miền, miền Bắc sẽ gọi là Lễ Ăn Hỏi, còn miền Nam sẽ gọi là Lễ Đính Hôn.
Sau khi thành lễ, hai bên gia đình sẽ cùng nhau thống nhất ngày lành tháng tốt để tổ chức đám cưới cho cô dâu chú rể. Đây cũng là sự thông báo chính thức về việc hứa gả giữa hai họ, là giai đoạn quan trọng trong hôn nhân: cô gái sẽ trở thành vợ sắp cưới của chàng trai, còn chàng trai thì xem như đã chính thức được nhận làm rể của nhà gái và tập gọi bố mẹ xưng con.
2. Nguồn gốc của Lễ Đính Hôn
Theo dòng lịch sử của những tư liệu viết về phong tục Cưới Hỏi của người xưa, chúng ta dễ dàng nhận thấy Lễ Đính Hôn có hình thức tổ chức giống như Lễ Nạp Cát. Tức là lễ thứ ba theo lục lễ dựa trên ghi chép từ sách Thọ Mai Gia Lễ, sách này do ông Hồ Sĩ Dương (1622 – 1682) biên soạn. Trong sách viết về Lễ Nạp Cát có đề cập việc Nhà Trai chọn ngày lành tháng tốt, sắm sửa lễ vật mang sang Nhà Gái để giao kết Hôn Ước. Cũng như áp dụng phong tục Nhà Gái lại quả cho Nhà Trai... những chi tiết này vẫn được áp dụng trong các thủ tục của Lễ Đính Hôn ngày nay.
3. Quan niệm của thời xưa về Lễ Đính Hôn
Khởi nguồn từ Trung Quốc ngàn xưa, phần lớn dân chúng học theo đạo Khổng rất tôn trọng người Sĩ Phu. Tức là những người đàn ông thông thạo kinh sử, có học thức hơn người, đỗ đạt hiển vinh làm quan. Khi đó nếu người con trai thi đỗ trạng nguyên gọi là Đại Đăng Khoa tức là niềm vui lớn, đến khi thành gia lập thất được gọi là Tiểu Đăng Khoa.
Do chịu ảnh hưởng từ Trung Quốc nên văn hóa này được du nhập sang nước ta và tồn tại qua nhiều thế kỹ. Tuy nhiên cũng được cải biên để hài hòa với người Việt xa xưa. Các ông bà ta thời phong kiến rất xem trọng Lễ Đính Hôn thường tổ chức tiệc mừng linh đình, thậm chí so với Lễ Cưới có phần lớn hơn nhiều lần, vì thế Lễ Đính Hôn còn được gọi là Lễ Đại Đăng Khoa, và Lễ Cưới (Lễ Rước Dâu) là Tiểu Đăng Khoa.
4. Ý Nghĩa của Lễ Đính Hôn
Nếu như Lễ Dạm Ngõ là một bước đệm cho hai gia đình gặp gỡ và xin phép cho đôi trai gái được qua lại tìm hiểu nhau, không ràng buộc vấn đề Kết Hôn trong tương lai thì Lễ Đính Hôn trở thành một bước ngoặt quan trọng. Một khi Nhà Trai chuẩn bị lễ vật mang sang để làm Lễ Đính Hôn và Nhà Gái nhận sính lễ, nghi thức đó được xem là sự cam kết chắc chắn giữa hai gia đình, sẽ có một Đám Cưới được tổ chức trong tương lai không xa.
Cũng như ngầm thông báo cho bà con chòm xóm rằng cô con gái nhà đó đã được đính ước gã cho chàng trai và mang sinh lễ đến hỏi, những thanh niên khác không nên dòm ngó. Nếu không may giữa hai bên gặp vấn đề trục trặc nào đó mà không đến được với nhau. Nhà Gái muốn hủy Hôn sự thì người lớn phải đích thân sang Nhà Trai tiến hành trả lễ Đính Hôn gọi là Lễ Từ Hôn mới đúng phép tắc.
5. Thời điểm tổ chức Lễ Đính Hôn
Chúng ta nên tổ chức Lễ Đính Hôn bao lâu thì cưới ? Là câu hỏi mà nhiều bạn trẻ băn khoăn, tuy nhiên vấn đề Đính Hôn trước cưới bao lâu theo phong tục ngày nay không quy định, mà đây là sự thỏa thuận dựa trên điều kiện của hai bên gia đình. Đa số cặp đôi sẽ làm Lễ Đính Hôn trước Đám Cưới từ 3 – 12 tháng để có thời gian chuẩn bị thoải mái, nhưng cũng có một số trường hợp khác cần linh động áp dụng như sau:
• Tổ chức Lễ Đính Hôn trước Đám Cưới 1 – 2 tháng:
Dành cho những cặp đôi đã xác định được Ngày Cưới cụ thể, hai gia đình đã tổ chức gặp mặt trao đổi trước đó trong Lễ Dạm Ngõ, những công đoạn chuẩn bị cho Lễ Cưới cũng được tiến hành không còn điều gì trở ngại, cũng không quá gấp gáp.
• Tổ chức Lễ Đính Hôn cùng lúc với Lễ Cưới:
Dành cho những cặp đôi muốn Tổ Chức Đám Cưới sớm, hoặc khoảng cách hai nhà xa xôi không tiện tới lui nhiều lần. Trong trường hợp này, giữa hai nhà thỏa thuận được với nhau để giảm bớt các thủ tục Đám Cưới thì có thể gộp Lễ Đính Hôn và Lễ Cưới thành một buổi lễ.
• Tổ chức Lễ Đính Hôn trước Đám Cưới 1 – 2 năm:
Dành cho những cặp đôi gặp trở ngại về tuổi tác (năm nay chưa hợp tuổi để cưới), trở ngại về địa lý (đi làm ăn xa, đi du học) nên gia đình hai bên muốn tổ chức Lễ Đính Hôn trước 1 – 2 năm để đặt cọc chờ thời điểm thuận lợi hơn sẽ làm Đám Cưới.
Từ những tình huống trên có thể thấy rằng, thời điểm tổ chức Lễ Đính Hôn còn phụ thuộc vào hoàn cảnh thực tế của cặp đôi và hai bên gia đình, không nên áp đặt một cách cứng nhắc mà cả hai nhà cần thông cảm cho nhau để đưa ra cách xử lý linh hoạt, thấu tình đạt lý. Trên tinh thần đó, buổi Lễ Đính Hôn không chỉ được tổ chức đúng theo trình tự thủ tục mà còn được diễn ra trong không khí vui vẻ, chan chứa tình thân của hai họ.
6. Lễ Đính Hôn có giống Lễ Ăn Hỏi không?
Lễ Đính Hôn hay còn được biết với tên khác là Lễ Đám Hỏi được xem là cách gọi phổ biến trong Miền Nam, nếu dựa trên trình tự tổ chức thì Lễ Đính Hôn giống với Lễ Ăn Hỏi ở Miền Bắc, bởi vì sau buổi lễ này hai gia đình sẽ thực hiện bước tiếp theo là Lễ Cưới.
Lễ Đính Hôn hay còn được biết với tên khác là Lễ Đám Hỏi được xem là cách gọi phổ biến trong Miền Nam, nếu dựa trên trình tự tổ chức thì Lễ Đính Hôn giống với Lễ Ăn Hỏi ở Miền Bắc. Bởi vì, sau buổi lễ này hai gia đình sẽ thực hiện bước tiếp theo là Lễ Cưới (Lễ Rước Dâu, theo cách gọi của miền Nam.
Tuy nhiên, giữa hai miền lại có phong cách sống, tập tính khác nhau do đó mà cách thức tổ chức Lễ Đính Hôn và Lễ Ăn Hỏi không giống nhau hoàn toàn, ví dụ, trong khi ở Miền Bắc nghiêm túc và lễ nghi cầu kỳ hơn, thì Miền Nam lại hiện đại, thoải mái mặc dù đầu tư trang trí kỹ lưỡng, tổ chức tiệc tùng hoành tráng. Để phân biệt sự khác nhau giữa hai miền Nam – Bắc.
Như vậy hai bạn đã phần nào hiểu rõ Lễ Đính Hôn là như thế nào và ý nghĩa ra sao rồi. Phần thắc mắc còn lại có lẽ là trình tự tổ chức của buổi lễ diễn ra như thế nào là đúng với truyền thống người Việt ta. Cùng mình giải đáp thắc mắc cho hai bạn trẻ ngay bài viết dưới đây nha.
Quy Trình Tổ Chức Đám Hỏi Hay Lễ Đính Hôn Như Thế Nào Là Chuẩn?
Qua bài viết trên hai bạn trẻ có thể nhận thấy đây là buổi lễ đính ước theo truyền thống Cưới Hỏi của người Việt thời nay, nếu như gia đình không gặp trở ngại nào thì Nhà Hàng Tiệc Cưới Hoàng Kim Biên Hòa khuyên bạn nên thực hiện theo đúng trình tự, có như vậy sẽ làm vui lòng ông bà cha mẹ hai bên, đồng thời góp phần phát huy truyền thống văn hóa tốt đẹp của người Việt.
Nhà Hàng Tiệc Cưới Hoàng Kim Biên Hòa
Tin tức khác
- Lễ Thành Hôn, Lễ Tân Hôn, Lễ Vu Quy Nên Hiểu Như Thế Nào Cho Đúng ?
- Lễ Báo Hỷ Là Gì ? Tầm Quan Trọng Của Lễ Báo Hỷ So Với Các Lễ Cưới Khác Ra Sao?
- Lễ Hằng Thuận Là Gì, Ý Nghĩa Trong Đời Sống Hôn Nhân Người Phật Tử Ra Sao?
- Lễ Gia Tiên Công Giáo Nên Thực Hiện Theo Trình Tự Như Thế Nào Là Chuẩn?
- Quy Trình Tổ Chức Đám Hỏi Hay Lễ Đính Hôn Như Thế Nào Là Chuẩn ?
- Mân Quả Cưới, Tráp Cưới Hỏi Là Gì? Phải Chuẩn Bị Sính Lễ Trong Mân Bao Nhiêu Là Hợp Lý? Phần 2
- Mân Quả Cưới, Tráp Cưới Hỏi Là Gì? Phải Chuẩn Bị Sính Lễ Trong Mân Bao Nhiêu Là Hợp Lý? Phần 1