LỄ HẰNG THUẬN LÀ GÌ, Ý NGHĨA TRONG ĐỜI SỐNG HÔN NHÂN NGƯỜI PHẬT TỬ RA SAO?

 

 

            Mục đích chính của Lễ Hằng Thuận là làm thế nào để cho đôi vợ chồng ý thức được tầm quan trọng của nền tảng đạo đức tâm linh trong đời sống gia đình, để từ đó hướng đến một đời sống hôn nhân thật sự an lạc hạnh phúc. Để điều này thành hiện thực, trước hết, đôi vợ chồng phải hết lòng yêu thương nhau, chung thủy, tôn trọng, quy kính lẫn nhau và luôn luôn hòa thuận với nhau, cùng nhau hướng đến những điều thánh thiện và cao thượng trong cuộc sống như hàm nghĩa của hai từ Hằng Thuận đã toát lên.

           

 

           Trong những năm gần đây, ngày càng nhiều cặp đôi lựa chọn tổ chức Lễ Hằng Thuận bên cạnh lễ cưới tại tư gia hay nhà hàng thông thường với mong muốn mang lại phước lành, sự bình an cho cả cặp đôi và gia đình hai bên. Người Việt vốn quen thuộc với những nghi lễ Cưới Hỏi được tổ chức tại tư gia hoặc ở các Nhà Hàng Tiệc Cưới nhưng Lễ Hằng Thuận ở chùa thì không phải ai cũng biết và hiểu rõ trình tự. Nào Chúng ta cùng tìm hiểu nha!

 

 

               Nội Dung Bài Viết

1. L Hằng Thuận là gi?

2. Ý nghĩa Lễ Hằng Thuận ra sao?

3. Nguồn gốc Lễ Hằng Thuận từ đâu?

4. Lê Hằng Thuận đầu tiên tại Việt Nam ?

5. Tên gọi Lễ Hằng Thuận có từ khi nào?.

6. Tổ chức Lễ Hằng Thuận khi nào?

7. Trình tự Lễ Hằng Thuận gồm những gì?

8. Lợi ích của Lễ Hằng Thuận đối với Hôn Nhân?

9. Quan niệm Phật giáo về bổn phận làm Vợ, Chồng.

10. Những cặp đôi nổi tiếng tổ chức Lê Hằng Thuận?

11. Chi phí tổ chức Lê Hằng Thuận bao nhiêu?

      11.1 Chi phí thực hiện nghi lễ là bao nhiêu?

      11.2 Chi phí đãi tiệc chay sau lễ là bao nhiêu?

12. Muốn tổ chức Lễ Hằng Thuận cần làm gì?

13. Tổ chức Lễ Hằng Thuận ở đầu?

      13.1 Các chùa cho tổ chức Lễ Hằng Thuận ở Miền Nam.

      13.2 Các chùa cho tổ chức Lê Hằng Thuận ở Miền Bắc.

 

 

1. Lễ Hằng Thuận là gì?

 

 

            Lễ Hằng Thuận là nghi thức Lễ Cưới của Phật giáo dành riêng cho người Phật tử, vì thế Lễ Hằng Thuận thường được tổ chức trang trọng tại các ngôi chùa hay thiền viện, hoặc cũng có thể diễn ra tại nhà thờ tổ của dòng họ. Nếu căn cứ theo tên gọi, “Hằng” nghĩa là thường xuyên, luôn luôn, mãi mãi; “Thuận” nghĩa là yên ấm, hòa hợp, thuận thảo. “Hằng Thuận” chính là nghệ thuật sống hoà hợp, độ lượng với mọi người xung quanh và tôn trọng đạo vợ chồng: (1) Hòa thuận, tương kính, nhường nhịn lẫn nhau; (2) Làm tròn trách nhiệm, bổn phận của người vợ người chồng trong đời sống gia đình, với Ông Bà, Cha Mẹ và con cái; (3) Hướng đến hành trình tu tập giác ngộ, giữ gìn ngũ giới và hành thiện.

 

 

 

2. Ý nghĩa Lễ Hằng Thuận ra sao?

 

 

             Bạn cần biết Lễ Hằng Thuận không phải là nghi thức tôn giáo mang tính bắt buộc mà dựa trên sự tự nguyện. Khi muốn tổ chức Lễ Hằng Thuận thể hiện Cô Dâu Chú Rể đã ý thức về trách nhiệm của họ trong cuộc Hôn Nhân này và muốn chứng minh điều đó với Đức Phật. Nghi thức Lễ Hằng Thuận tại chùa không chỉ tạo điều kiện cho cặp đôi có cơ hội đảnh lễ Chư Phật, quy y Tam Bảo mà trong Hôn Lễ trang nghiêm còn được Chư Tăng minh chứng. Ngoài ra, cặp đôi còn được các Thầy tận tình hướng dẫn về bổn phận của người làm vợ, làm chồng theo lời Đức Phật dạy, từ đó trở thành nguồn động lực để cả hai cùng gìn giữ, xây dựng gia đình ngày càng hạnh phúc, tốt đẹp hơn.

 

 

 

3. Nguồn gốc Lễ Hằng Thuận từ đầu?

 

 

             Nguồn gốc của Lễ Hằng Thuận được bắt đầu từ khi Đức Phật còn tại thế trong một lần Đức Thế Tôn trở về cố hương là Vương thành Kapilavastu (Ca-tỳ-la-vệ) khi đó cả kinh thành làm Lễ Thành Hôn cho Vương tử Mahanama và thỉnh Đức Thế Tôn cùng Tăng đoàn vào hoàng cung chứng giám cho Hôn Lễ. Thuận theo nhân duyên, Đức Thế Tôn mới dạy cho người chồng phải sống như thế nào để nhà vợ phải tôn trọng, có trách nhiệm với họ hàng nhà vợ làm sao, cũng như trách nhiệm với vợ con trong tương lai như thế nào. Tương tự với người vợ, Ngài dạy bổn phận làm dâu đối với họ hàng bên nhà chồng, trách nhiệm của người vợ đối với người chồng và trách nhiệm của người mẹ với những đứa con trong tương lai. Ngài căn dặn, cả hai người sẽ cùng đi bên nhau trong suốt cuộc đời này, cùng đối diện với những nghiệp chướng của cuộc đời, cùng chia sẻ những gian khó, cùng nâng đỡ nhau tạo thiện nghiệp, cùng khuyên can nhau dứt trừ ác nghiệp.

 

 

 

4. Lễ Hằng Thuận đầu tiên tại Việt Nam?

 

 

             Lễ Hằng Thuận có nguồn gốc từ tỉnh Hải Dương và được khởi xướng bởi Đỗ Nam Tử, hay còn được biết đến với tên thật là Nguyễn Trọng Thuật (1883-1940), người quê gốc của ông tại địa phương này. Ban đầu là một nhà nho, sau đó ông quy y đạo Phật và trở thành một người cổ vũ phong trào chấn hưng Phật giáo.

 

 

 

            Ý định của ông là tổ chức các lễ cưới tại chùa nhằm mang lại ích lợi cho đời sống hôn nhân và gia định của người Phật tử. Ông tin rằng việc tổ chức hôn lễ dưới sự giám sát của Đức Phật sẽ khiến cho đôi uyên ương cảm thấy có trách nhiệm trong đời sống vợ chồng.Ngày nay, nghi lễ này trở nên phổ biến trong cộng đồng với những ý nghĩa tốt đẹp của nó, kết hợp văn hóa dân tộc và văn hóa tâm linh trong lĩnh vực hôn nhân, gia đình của người con Phật.

 

 

            Vào năm 1930 tại ngôi chùa cổ Từ Đàm (Huế), bác sĩ phật tử Tâm Minh – Lê Đình Thám (1897 – 1969) người gốc Quảng Nam, đã Tổ Chức Lễ Cưới cho con gái đầu lòng là bà Lê Thị Hoành kết duyên với ông Hoàng Văn Tâm, nếu căn cứ theo lịch sử Phật Giáo Việt Nam thì sự kiện này được xem là Lễ Cưới đầu tiên được tổ chức tại chùa. Tuy nhiên cũng có nguồn tư liệu khác cho rằng Lễ Hằng Thuận đầu tiên do Thượng thủ tăng già Tuệ Tạng (Pháp danh Thích Tâm Thị, 1889 –1959) tổ chức tại chùa Vọng Cung, Nam Định, về điều này sẽ cần thêm thời gian để tìm hiểu chính xác hơn.

 

 

 

5. Tên gọi Lễ Hằng Thuận có từ khi nào?

             Năm 1971, Đại Lão Hòa Thượng Thích Thiện Hòa (1907 – 1978) chính thức đặt tên cho Lễ Kết Hôn ở chùa là Lễ Hằng Thuận. Đại Lão Hòa Thượng Thích Thiện Hòa là một danh Tăng khả kính, đức độ vang danh khắp ba miền, cả cuộc đời Ngài tận tâm phục vụ đạo pháp, công hạnh Ngài để lại cho đời vô cùng to lớn, bao quát nhiều lĩnh vực: truyền giới, kiến thiết, trước tác... đặc biệt là trong việc đào tạo Tăng tài.

 

 

 

6. Tổ chức Lễ Hằng Thuận khi nào?

 

 

             Theo phong tục Cưới Hỏi truyền thống, người Việt hiện nay áp dụng 03 nghi lễ chính gồm có Lễ Dạm Ngõ, Lễ Đính Hôn và Lễ Cưới. Nếu cặp đôi muốn tổ chức Lễ Hằng Thuận nên thực hiện cùng ngày với Lễ Cưới, thông thường sẽ chọn một trong hai thời điểm sau:

•Sau khi làm Lễ Rước Dâu tại Nhà Gái, cả hai gia đình cùng di chuyển đến chùa tiến hành nghi thức của Lễ Hằng Thuận rồi mới đưa dâu về Nhà Trai.

• Tổ chức Lễ Hằng Thuận sau khi đã đưa dâu về Nhà Trai và hoàn thành các nghi thức Cưới Hỏi tại gia.

Trên thực tế, khi muốn tổ chức Lễ Hằng Thuận thì gia đình hãy chủ động đề xuất với nhà chùa tại địa phương, rồi các Thầy sẽ căn cứ theo hoạt động thường ngày ở chùa để sắp xếp lịch trình thuận lợi nhất cho gia đình.

 

 

 

7. Trình tự lễ hằng thuận gồm những gì?

            Tùy theo quy định của mỗi ngôi chùa cũng như điều kiện tổ chức mà thủ tục làm Lễ Hằng Thuận kéo dài từ 45 – 60 phút, với những trình tự chính như sau:

 

              CHƯƠNG TRÌNH LỄ HẰNG THUẬN

(Soạn dịch: Tỳ Kheo Thích Chơn Không)

1. Mời bà con hai họ và Phật tử ổn định vị trí.

2. Tác bạch thỉnh Chư Tôn đức.

3. Dâng hương lễ Tổ.

4. Cung thỉnh Chư Tôn đăng làm bảo điện.

5. Nghi thức hành lễ:

 

Chủ lễ xướng:

• Kệ dâng hoa quả.

• Nguyện hương.

• Đảnh lễ Tam Bảo.

• Kệ khen cành dương.

• Kê sải tịnh.

• Chú Đại bị.

Kệ khen Phật.

Kệ An lành.

• Thỉnh Tăng/Ni và mời đại chúng an tọa.

• Nghi thức truyền Tam quy Ngũ giới.

Trường hợp Cô Dâu và Chú Rể đã Quy Y thì thôi. Nếu cả hai chưa Quy Y, nên làm Lễ Quy Y trước, theo Nghi thức ngắn gọn, sau đó mới Huấn Thi.

 

Huấn Thị

• Bổn phận làm Vợ.

• Bổn phận làm Chồng.

• Bổn phận làm Cha Mẹ tương lai.

• Bổn phận làm Dâu.

• Bổn phận làm Rể.

• Ý nghĩa đôi Nhẫn Cưới.

• Cô Dâu Chủ Rể đeo nhẫn.

• Cô Dâu Chú Rể phát nguyện.

• Ký tên và trao Giấy Chứng nhận Lễ Hằng Thuận.

• Kệ Chúc phúc.

• Hồi hướng.

• Phục nguyện.

• Ba tự quy y.

 

6. Cảm tạ.

7. Lễ tạ Tổ sư.

 

 

 

8. Lợi ích của Lễ Hằng Thuận đối với Hôn Nhân

 

             Theo thống kê, hiện nay chúng ta đang sống trong một thực trạng đáng báo động khi có đến 50% cặp vợ chồng ly thân và ly dị sau vài năm, hơn 20% cặp vợ chồng vẫn tiếp tục chung sống cùng nhau vì con cải nhưng không hạnh phúc, chỉ có gần 20% cặp vợ chồng đạt được mục tiêu là xây dựng nên một gia đình hạnh phúc. Tất cả là do sự thiếu hiểu biết trước và sau Hôn Nhân. 

 

 

Trước vấn đề trên, vai trò của Lễ Hằng Thuận phần nào làm giảm tỷ lệ ly thân, ly dị và tạo nền tảng giúp các cặp đôi xây dựng một gia đình hạnh phúc. Trong buổi Lễ Hằng Thuận, cặp đôi tự phát nguyện giữ gìn ngũ giới, tập tu thập thiện, thực hành từ – bi – hỷ – xả, sống cuộc đời thiện lành, đạo đức vị tha với người, nghiêm khắc với chính mình, suy nghĩ điều chánh đáng, nói lời chánh ngữ, hành chánh nghiệp. Khi cả hai trao cho nhau đôi Nhẫn Cưới thể hiện niềm hạnh phúc viên mãn, biểu tượng của tinh thần yêu thương, nhường nhịn, tương kính lẫn nhau trong đời sống vợ chồng, xây dựng gia đình hạnh phúc trên cơ sở “hiểu" và "thương", sẽ là nền tảng giúp nuôi dạy con cái ngoan hiền, thuận thảo về sau.

 

 

 

9. Quan niệm Phật giáo về bổn phận làm Vợ, Chồng

             Lời Phật dạy trong Kinh Sigàlovàda Sutta tức Kinh Giáo Thọ Thi-ca-la- việt về năm bổn phận của người chồng phải đối với người vợ như sau:

• Phải kính trọng vợ, trọng tình phu thê.

• Đối với vợ không hề bạc đãi.

• Phải thủy chung, hòa ái thật tỉnh.

• Giao quyền nội chính gia đình.

Tùy sức mua sắm vợ mình nữ trang.

 

 

            Tương tự, Phật cũng căn dặn về năm bổn phận mà người vợ phải làm tròn đối với chồng của mình:

• Quán xuyến việc nhà, tảo tần.

• Cư xử hai họ thân nhân đẹp lòng.

• Giữ tiết hạnh với chồng xứng đáng.

• Khéo giữ gìn tài sản gia đình. Khéo léo công

 

 

            Cùng theo đó là 4 điều phát nguyện của đôi vợ chồng trẻ:

Điều phát nguyện thứ nhất: Chúng con nguyện sống, tiếp nối đạo đức và truyền thống văn hóa Việt Nam và gia tộc chúng con.

Điều phát nguyện thứ hai: Chúng con nguyện sống chung thủy, hiểu biết, thương yêu, chăm sóc, chia sẻ và nâng đỡ nhau với lòng kiên nhẫn.

Điều phát nguyện thứ ba: Chúng con nguyện sống với tinh thần tôn trọng và thái độ hài hòa, không gây sự, không trách móc, không hờn giận; không lý luận hơn thua, đễ bồi đắp hạnh phúc và an vui.

Điều phát nguyện thứ tư: Chúng con nguyện có trách nhiệm hướng dẫn con cháu là Phật tử từ nhỏ, dồn hết tâm lực và phương tiện, xây dựng hạnh phúc cho con cháu.

 

 

 

 

10. Những cặp đôi nổi tiếng tổ chức Lễ Hằng Thuận?

 

 

             Cảm nhận được ý nghĩa cao đẹp của Lễ Hằng Thuận mà nhiều ngôi sao nổi tiếng đã chọn làm Lễ Cưới ở chùa như: Diễn viên Hồng Ảnh & Nguyễn Thanh Sơn (2009, chùa Hoằng Pháp, TPHCM), Hoa Hậu Hương Giang & Liu Jia (2010, Phú Quốc, Kiên Giang), Diễn viên Đỗ Hải Yến & Calvin Tài Lâm (2012, Quy Nhơn, Bình Định), Ca sĩ Đăng Khôi & Thủy Anh (2013, chùa Kỳ Quang 2, TPHCM), Cầu thủ Công Vinh & Thủy Tiên (2014, chùa Vĩnh Phước, Kiên Giang), Hotgirl Tâm Tít & Ngọc Thành (2015, Thiền Viện Sùng Phúc, Hà Nội), Ca sĩ Võ Hạ Trâm & Vikas Chaudhary (2019, chùa Di Lặc, TP.HCM), Diễn viên Quý Bình & Ngọc Tiền (2020, chùa Chơn Giác, TPHCM)... là những Lễ Cưới trang nghiêm, để lại nhiều ẩn tượng đẹp trong lòng người hâm mộ cả nước.

 

 

 

11. Chi phí tổ chức Lễ Hằng Thuận bao nhiêu?

        11.1 Chi phí thực hiện nghi lễ là bao nhiêu?

 

 

              Tùy theo tổ chức Lễ Hằng Thuận ở chùa nào mà gia đình sẽ được hướng dẫn chọn hình thức cúng dường Tam Bảo (công đức chung cho chùa) hoặc cúng dường Trai Tăng (công đức riêng cho các Thầy thực hiện buổi lễ), do phát tâm cúng dường nên không quy định con số cụ thể mà tùy tâm mỗi người. Kế đến là khoản chi phí trang trí khu vực chính điện, chọn trang trí nơi tổ chức Hôn Lễ long trọng hay đơn giản sẽ khiến khoản phí này đối với mỗi đôi khác nhau nhưng nhìn chung mẫu trang trí phải thể hiện sự trang trọng, thành kính nơi cửa Phật cũng như được các Thầy đồng ý. Kinh nghiệm của các Cô Dâu Chú Rể từng tổ chức Lễ Hằng Thuận chia sẻ như sau: Cúng dường nhang đèn, trái cây khoảng 3 – 5 triệu; cúng dường cho các Thầy khoảng 3 – 5 triệu mỗi người; Chi phí trang trí hoa tươi 12 – 15 triệu.. các khoản cúng dường và chi phí nếu có này chỉ mang tính chất tham khảo, bạn phải trên thực tế lúc nào cũng như vậy, tùy mỗi nơi sẽ mỗi khác nhau.

 

 

 

        11.2 Chi phi đãi tiệc chay sau lễ là bao nhiêu?

 

 

             Sau Lễ Hằng Thuận, đa số các cặp đôi sẽ di chuyển về Nhà Trai để cùng gia đình tiếp tục phần Lễ Gia Tiên tại Nhà Trai, tuy nhiên nếu đôi nào đã hoàn thành đầy đủ nghi lễ tại tư gia rồi mới đến chùa tiến hành Lễ Hằng Thuận thì thưởng chọn tổ chức buổi tiệc chay tại chùa cho thêm phần thanh tịnh. Chi phí đãi tiệc sau Lễ Hằng Thuận ít hay nhiều còn tùy theo cặp đôi chọn tiệc ngọt hay tiệc chay: (1) Tiệc ngọt là hình thức chiêu đãi các khách mời bằng các loại bánh, kẹo, chè; (2) Tiệc chay nghĩa là mời khách dùng món chay ăn kèm với cơm, mì, lẩu chay. Trung bình mỗi bản tiệc chay dao động khoảng từ 500 ngàn đến 1 triệu đồng/bàn tùy từng nơi.

 

 

 

12. Muốn tổ chức Lễ Hằng Thuận cần làm gì?

 

 

• Bạn cần liên hệ với chùa nơi cả hai mong muốn tiến hành Lễ Hằng Thuận để gặp các Thầy hoặc người hướng dẫn những thủ tục cần thiết.

• Tiến hành làm Lễ Quy Y nếu như cả hai, hoặc một trong hai người chưa quy y (chưa có pháp danh). Một số trường hợp gấp rút, các Thầy sẽ linh động làm Lễ Quy Y trước khi tiến hành Lễ Hằng Thuận.

• Thông báo với ban đại diện chùa về giờ giấc, lịch trình Lễ Cưới truyền thống tại tư gia để các Thầy sắp xếp thời gian thuận lợi nhất cho các bên.

• Bàn bạc trước với các Thầy hoặc người đại diện về hình thức và quy cách trang trí. Đưa người làm trang trí đến khảo sát địa điểm thực tế, đảm bảo việc trang trí tuân thủ quy định của chùa.

• Chuẩn bị áo dài cưới truyền thống cũng như thông báo với các thành viên trong gia đình nên mặc trang phục kín đáo, phù hợp tại chốn tôn nghiêm.

• Lên danh sách người tham dự cụ thể nếu có chuẩn bị tiệc chay hoặc tiệc ngọt. Bàn bạc với chùa hoặc đơn vị nấu tiệc chay về thực đơn, vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm và đảm bảo thực phẩm thuần chay, thanh tịnh.

• Sắp xếp vị trí chỗ ngồi cho gia đình hai bên dựa trên nguyên tắc nam tả nữ hữu. Lưu ý mọi người về việc giữ gìn trật tự trong quá trình làm lễ, nếu gia đình có trẻ nhỏ cần dặn dò các con yên lặng trong những lúc cần thiết như phần đọc kinh.

• Đảm bảo việc thu dọn gọn gàng ngăn nắp sau buổi lễ và tiệc, gia đình chủ động dọn dẹp hoặc yêu cầu đơn vị trang trí, nấu tiệc có trách nhiệm trả lại không gian thanh tịnh cho chùa.

 

 

 

13. Tổ chức Lễ Hằng Thuận ở đâu?

Nhằm đáp ứng theo ý nguyện của các gia đình Phật tử, hiện nay nhiều ngôi chùa từ Nam ra Bắc đã đồng ý cho tiến hành Lễ Hằng Thuận.

 

        13.1 Các chùa cho tổ chức Lễ Hằng Thuận ở Miền Nam

 

• Chùa Vĩnh Nghiêm – Địa chỉ: 339 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường 14, Quận 3, TPHCM.

• Chùa Pháp Hoa – Địa chỉ: 220A Lê Văn Sỹ, Phường 14, Quận 3, ТР.НСМ.

• Chùa Định Thành – Địa chỉ: 629 Cách Mạng Tháng 8, Phường 15,

Quận 10, TPHCM.

• Chùa Viên Giác – Địa chỉ: 193 Bùi Thị Xuân, Phường 1, Quận Tân Bình, TP.HCM.

• Chùa Giác Ngộ – Địa chỉ: 92 Nguyễn Chí Thanh, Phưởng 3, Quận 10, ТР.НСМ.

• Chùa Hoằng Pháp – Địa chỉ: 188/8 Tân Thái 3, Xã Tân Hiệp, Huyện Hóc Môn, TP.HCM.

 

 

        13.2 Các chùa cho tổ chức Lễ Hằng Thuận ở Miền Bắc

 

 

Thiền viện Sùng Phúc – Địa chỉ: Tổ 10, Phường Cự Khối, Quận Long Biên, Hà Nội.

• Chùa Đình Quân – Địa chỉ: Phường Phúc Diễn, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội.

• Chùa Lý Triều Phúc Sư – Địa chỉ: 50 Lý Quốc Sư, Phường Hàng Trống, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

• Chùa Quán Sứ – Địa chỉ: 73 Quán Sứ, Phưởng Trần Hưng Đạo, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

• Chùa Bằng – Địa chỉ: 63 Bằng Liệt, Phương Thanh Liệt, Quận Hoàng Mai, Hà Nội.

Chùa Vạn Phúc – Địa chỉ: Thôn Đoài, Xã Phù Lỗ, Huyện Sóc Sơn, Hà Noi.

• Chùa Ba Vàng – Địa chỉ: Phường Quang Trung, Thành Phố Uông Bí, Quảng Ninh.

• Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên – Địa chỉ: Xã Đại Đình, Huyện Tam Đảo, Vĩnh Phúc.

Thực tế, nhiều gia đình Phật tử ngày nay xem Lễ Hằng Thuận là một buổi lễ quan trọng tương đương Lễ Cưới theo phong tục truyền thống.

 

 

            Vì vậy, thông qua bài viết "Lễ Hằng Thuận Là Gì, Ý nghĩa Trong Đời Sống Hôn Nhân Người Phật Tử Ra Sao?", Nhà Hàng Tiệc Cưới Hoàng Kim Biên Hòa hy vọng có thể mang đến cho bạn những lưu ý cần thiết nếu có ý định tổ chức Lễ Hằng Thuận trong tương lai. 

 

Nhà Hàng Tiệc Cưới Hoàng Kim Biên Hòa

Tin tức khác