Ý nghĩa của những chiếc nhẫn cưới
Nhưng, nhẫn cưới không chỉ là món quà trang sức xa xỉ được chàng tặng cho nàng với mong muốn rước nàng về dinh, mà nó còn có mang nhiều ẩn ý khác. Vậy hãy cùng Kênh Cưới tìm hiểu ý nghĩa của nó nhé!
Nguồn gốc của nhẫn cưới
Theo các nghiên cứu cho rằng nhẫn cưới được bắt nguồn từ người Hy Lạp cổ xưa và được xem là tập tục văn hóa cho đến ngày nay. Với quan niệm trong cuộc đời người phụ nữ có ba lần đeo nhẫn: nhẫn đính hôn, nhẫn cưới và nhẫn vĩnh cữu được xem như 3 bước ngoặc quan trọng của họ. Và người xưa thường làm nhẫn cưới bằng sắt thời gian sau này được thay bằng vàng, bạc,…
Ý nghĩa chiếc nhẫn cưới
Nhẫn cưới là biểu tượng của sự chung thủy, lâu bền, mang ý nghĩa bền vững về cuộc hôn nhân của các cặp đôi. Các cặp đôi khi trao nhau chiếc nhẫn, có nghĩa là cuộc sống của họ không còn đơn giản là sống vì sự yêu ghét của bản thân nữa, mà họ phải sống vì nhau, nghĩ cho nhau và luôn có trách nhiệm đối với người bạn đời của mình dù cho có sướng khổ,… cũng phải cùng nhau vượt qua.
Nhẫn cưới nên đeo ngón nào?
Ở Việt Nam cũng như nhiều nước trên thế giới, người ta luôn quan niệm rằng nhẫn cưới là phải đeo ở ngón áp út bàn tay trái, bởi nó là tập tục và quan niệm từ xa xưa. Nhưng ở một số nơi họ lại có quan niệm khác như:
– Ở Châu Âu họ tin rằng ngón tay giữa của bàn tay trái có mạch máu chạy thẳng đến tim và được gọi là “mạch máu tình yêu”, nên nhẫn cưới thường được đeo ở ngón này.
– Người Trung Quốc thì lại tin vào việc phân chia thứ tự người trong gia đình trên bàn tay. Ngón cái tượng trưng cho cha mẹ, ngón trỏ là anh em, ngón giữa là chính mình, ngón áp út là bạn đời và ngón út là con cái.
Nhưng cho dù chiếc nhẫn cưới được đeo ở ngón nào thì nó vẫn không bao giờ thay đổi ý nghĩa. Cũng giống như câu “một ngày là vợ chồng thì cả đời là vợ chồng”.
S.T
Tin tức khác
- Lễ Thành Hôn, Lễ Tân Hôn, Lễ Vu Quy Nên Hiểu Như Thế Nào Cho Đúng ?
- Lễ Báo Hỷ Là Gì ? Tầm Quan Trọng Của Lễ Báo Hỷ So Với Các Lễ Cưới Khác Ra Sao?
- Lễ Hằng Thuận Là Gì, Ý Nghĩa Trong Đời Sống Hôn Nhân Người Phật Tử Ra Sao?
- Lễ Gia Tiên Công Giáo Nên Thực Hiện Theo Trình Tự Như Thế Nào Là Chuẩn?
- Lễ Đính Hôn, Đám Hỏi Và Lễ Ăn Hỏi là gì?
- Quy Trình Tổ Chức Đám Hỏi Hay Lễ Đính Hôn Như Thế Nào Là Chuẩn ?
- Mân Quả Cưới, Tráp Cưới Hỏi Là Gì? Phải Chuẩn Bị Sính Lễ Trong Mân Bao Nhiêu Là Hợp Lý? Phần 2